Thép Không Gỉ Chất Liệu Toàn Năng Trong Ngành Chế Tác Đồng Hồ

Thép Không Gỉ Chất Liệu Toàn Năng Trong Ngành Chế Tác Đồng Hồ 1

Thép không gỉ là loại chất liệu được sử dụng thành công nhất trong ngành chế tác đồng hồ, so với những loại chất liệu từng được sử dụng trước đây thì thép không gỉ là chất liệu cứng nhất, bền nhất, hơn nữa lại có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với những loại chất liệu quý giá cao cấp, vì thế thép không gỉ được sử dụng phổ biến nhất để chế tác bộ vỏ và các loại phụ kiện bộ phận đồng hồ.

Thép Không Gỉ Chất Liệu Toàn Năng Trong Ngành Chế Tác Đồng Hồ

Thép không gỉ không chỉ được ứng dụng trong ngành chế tác đồng hồ, mục đích ban đầu khi nghiên cứu chất liệu thép không gỉ chính là để tìm kiếm một loại chất liệu có khả năng chống ăn mòn, chống mài mòn cao sử dụng trong các ngành công nghiệp nặng và dân dụng. Các nhà sản xuất đồng hồ đã nhìn thấy một chất liệu toàn năng và vận dụng vào ngành chế tác đồng hồ.

1 Thép Không Gỉ Chất Liệu Toàn Năng Trong Ngành Chế Tác Đồng Hồ

Đặc tính kỹ thuật của các loại thép không gỉ

Thời kỳ trước khi phát minh ra chất liệu thép không gỉ, thì các chất liệu như sắt (Fe), đồng (Cu) và các hợp kim của đồng là chất liệu được sử dụng nhiều nhất trong ngành sản xuất đồng hồ và các ngành sản xuất thiết bị máy móc khác.

Chất liệu thép không gỉ 316L sử dụng trong thương hiệu Thụy Sỹ:  Đồng hồ Tissot chính hãng  ◄◄ Click Xem

Nhưng những chất liệu này với thuộc tính dễ bị ăn mòn, ngay cả trong điều kiện bình thường, dễ bị mài mòn do ma sát, dễ bị biến dạng do lực tác động bên ngoài, vì thế tìm kiếm loại chất liệu mới để thay thế cho những loại chất liệu cũ trở thành vấn đề cấp bách cho các ngành sản xuất.

Với chất liệu thép không gỉ được phát minh đã loại bỏ hoàn toàn những nhược điểm mà những chất liệu cũ mắc phải, vì thế đã thay thế và sử dụng phổ biến trong ngành chế tác đồng hồ, với những ưu điểm như:

— Độ cứng cao hơn.

— Chịu mài mòn, chịu ma xát.

— Khả năng chịu nhiệt tốt hơn.

— Chống xước tốt hơn khi va chạm.

— Giảm thiểu sự tác động của từ trường.

Đồng hồ Citizen Eco Drive

Đỉnh caoNhật Bản Đồng hồ Citizen Eco Drive ✦ ✦ CHẠY BẰNG ÁNH SÁNG!

Hành Trình Tìm Kiếm Chất Liệu Thép Không Gỉ Trong Lịch Sử

 Nhu cầu sử dụng chất liệu thép không gỉ trong các ngành công nghiệp chính là nguyên nhân cho việc tìm kiếm một loại chất liệu có khả năng chống ăn mòn cao, độ cứng cũng như chống ma sát, chịu nhiệt tốt, hành trình tìm kiếm bắt đầu từ đầu thế kỷ 19.

2 Thép Không Gỉ Chất Liệu Toàn Năng Trong Ngành Chế Tác Đồng Hồ

Nhà khoa học phát minh ra chất liệu thép không gỉ

Những năm 1820 và 1821, các nhà khoa học Farraday và Frenchman khám phá ra một sự thay đổi trong thuộc tính của kim loại khi kết hợp Sắt (Fe) và Crom (Cr) sẽ tạo ra một hợp kim có khả năng chống lại sự ăn mòn do phản ứng oxi hóa trong điều kiện thường và với một loại axit yếu có định, tuy nhiên hợp kim mới chưa thực sự hoàn thiện và còn nhiều khiếm khuyết.

 Đến năm 1872, nhà khoa học Woods và Clark phát minh một hợp kim của sắt kết hợp hợp với 30-35% Crom và 2% Vofram tạo ra hợp chất sắt không gỉ có khả năng chống axit ăn mòn và sự ăn mòn do thời tiết, 2 nhà khoa học đã nộp bằng sáng chế cho phát minh của mình, tuy nhiên hợp kim này chưa thực sự được phổ biến và sử dụng rộng rãi do còn nhiều hạn chế và tính năng.

 Mãi cho đến tận năm 1895, khi nhà khoa học Đức Goldschmidt phát triển quá trình hợp kim bao gồm Sắt, Crom và một lượng nhỏ Carbon thì thực sự giấc mơ về một loại chất liệu siêu bền mà các nhà khoa học tìm kiếm mới thành hiện thực và chất liệu thép không gỉ chính thức được giới thiệu và áp dụng.

 Năm 1904, nhà khoa học Pháp Leon Guillet nghiên cứu sâu thêm về hợp chất thép không gỉ và bằng việc thay đổi các thành phần hợp chất như Sắt, Nikel, Crom, ông đã tạo ra hàng loạt các loại thép không gỉ với những đặc tính khác nhau như 410, 420, 446, 440-C, tạo ra các loại thép không gỉ có đặc tính phù hợp với những điều kiện sử dụng khác nhau.

3 Thép Không Gỉ Chất Liệu Toàn Năng Trong Ngành Chế Tác Đồng Hồ

Đây đeo bằng chất liệu thép không gỉ

 Nhưng thời điểm quan trọng nhất chính là vào năm 1913, nhà khoa học Harry Brearley đã tạo ra hợp kim thép với đặc tính hoàn hảo bao gồm các thành phần tỉ lệ 12.8% Crom, 0.24% Carbon còn lại là sắt, chất liệu ban đầu được sử dụng trong sản xuất vũ khí để chống hao mòn khi sử dụng. Và đây được xem là hợp kim thép đầu tiên với đầy đủ những tính năng hoàn hảo.

đồng hồ Casio chính hãng

Có thể bạn đang cần nơi mua đồng hồ Casio chính hãng ▬ ▬ BẤM ĐÂY!

Những Loại Hợp Kim Thép Không Gỉ Được Sử Dụng Trong Chế Tác Đồng Hồ

Kể từ khi các loại hợp kim thép không gỉ đầu tiên được phát minh vào thế kỷ 19, đến hiện nay đã có rất nhiều các loại thép không gỉ được tạo ra, với mỗi loại thép có những đặc tính kỹ thuật phù hợp vời từng mục đích sử dụng trong các ngành công nghiệp. Trong ngành sản xuất đồng hồ thì không phải loại thép nào cũng có thể sử dụng được, hiện nay chỉ có 4 loại thép không gỉ được sử dụng trong sản xuất đồng hồ.

Thép không gỉ sử dụng trong đồng hồ phải đáp ứng được những yêu cầu:

— Chống ăn mòn do mồ hôi, nước muối.

— Độ cứng cao, chống trầy xước tốt.

— Độ đàn hồi, chống va đập, không bi bị biến dạng.

— Giảm thiểu sự tác động của từ trường.

— Trọng lượng phù hợp để đeo trên tay.

Khám phá những chất liệu của mặt kính đồng hồ:  Mặt kính đồng hồ  ◄◄ Click Xem

<> Thép không gỉ 316L

Thép không gỉ 316L là phiên bản cải tiến so với hợp kim thép 316, công thức cải tiến đã thêm vào hợp chất crom-niken và 3% molypden (chất hiếm và đắt tiền) vào trong công thức ban đầu để cải thiện và nâng cao đặc tính kỹ thuật, giảm thiểu sự kết tủa cacbon bề mặt.

4 Thép Không Gỉ Chất Liệu Toàn Năng Trong Ngành Chế Tác Đồng Hồ

Đồng hồ sử dụng chất liêu thép không gỉ 316L

Thép không gỉ 316L được phát minh bởi nhà khoa học ngành thép Harry Brearley, ông đã tạo ra chất liệu thép không gỉ có độ cứng cao, chống mài mòn bằng cách giảm hàm lượng Carbon xuống thấp và thêm thành phần Crom vào hợp kim, mục đích ban đầu của ông là tạo ra chất liệu sử dụng để sản xuất các thiết bị máy móc trong ngành thép.

Đồng hồ lặn chuyên nghiệp có thực sự là đắt:  Tissot Seastar 1000 Quartz  ◄◄ Click Xem

Sau đó hãng thép Krupp tục tục cải tiến công thức ban đầu của Harry Brearley bằng cách thêm nguyên tố Niken vào hợp kim để thép không gỉ có khả năng chống ăn mòn tốt hơn, đồng thời có làm thép giảm độ cứng và chịu lực tốt hơn, đây mới thực sự là loại thép được sử dụng trong ngành chế tác đồng hồ, do độ mềm dễ gia công hơn.

Đặc tính kỹ thuật của thép không gỉ 316L

— Chống ăn mòn bởi nước biển và các chất lỏng có tính axit.

— Kháng từ tính, một tính chất quan trọng cho đồng hồ automatic

— Việc thêm vào Molypden gia tăng khả năng chống ăn mòn.

— Độ cứng cao, chịu lực tốt, chống trầy xước bề mặt.

Với những đặc tính quý giá đó, hơn nữa, chất liệu thép không gỉ 316L còn có giá thành khá rẻ nên được sử dụng làm chất liệu thể chế tác bộ vỏ, các linh kiện bộ máy trong hầu hết những chiếc đồng hồ cơ automatic hiện nay, từ đồng hồ giá rẻ cho đến đồng hồ cao cấp

<Thép không gỉ 904L

Thép không gỉ 904L cũng là một phiên bản cải tiến của chất liệu thép không gỉ 904, việc thay đổi những tỉ lệ những chất phụ gia như Crom, niken, molypden , đồng thời kết hợp thêm kim loại đồng (Cu) vào hợp kim đã tăng đáng kể khả năng chống ăn mòn do axit mạnh như axit sulphuric.

5 Thép Không Gỉ Chất Liệu Toàn Năng Trong Ngành Chế Tác Đồng Hồ

Bộ vỏ bằng chất liệu thép không gỉ 904L của Rolex

Xét về đặc tính độ cứng thì thép không gỉ 904L kém hơn so với 316L, nhưng khi so sánh những đặc tính khác như lực nén bề mặt, độ đàn hồi, lực kéo thì thép không gỉ 904 hơn hẳn so với 316L, vì thế chất liệu này phù hợp khi để chế tác những thiết bị chịu lực bề mặt tốt, không bị nứt hay vỡ.

Thương hiệu Tissot đã nâng tầm tên tuổi như thế nào:  Cosc Movements  ◄◄ Click Xem

Trong chế tác đồng hồ, thì chất liệu thép không gỉ đặc biệt phù hợp khi để chế tác những chiếc đồng hồ chống chịu được những điều kiện khắc biệt, ăn mòn cao, chịu lực tốt như đồng hồ lặn chuyên nghiệp.

Đặc tính kỹ thuật của thép không gỉ 904L

— Chống ăn mòn oxy hóa do môi trường.

— Chống rỗ ăn mòn trên bề mặt do kết tủa Clorua.

— Tăng khả năng chống ăn mòn do axit mạnh như axit Sulphuric.

— Kháng từ tính rất mạnh.

— Độ dẻo dai, đàn hồi tốt.

6 Thép Không Gỉ Chất Liệu Toàn Năng Trong Ngành Chế Tác Đồng Hồ

Hầu hết đồng hồ Rolex đều bằng chất liệu thép không gỉ 904L

Với những đặc tính như trên, đồng thời quá trình gia công sản xuất chất liệu thép không gỉ 904L rất khó, vì thế chất liệu này rất đắt tiền, chỉ được sử dụng trong một số hãng đồng hồ danh tiếng như Rolex, hầu như tất cả những mẫu đồng hồ của Rolex đều được làm bằng chất liệu quý giá này.

<Thép không gỉ 304L và 410

Cả 2 chất liệu thép 304L và 410 cũng đã từng được sử dụng trong sản xuất đồng hồ, nhưng do những đặc tính kỹ thuật yếu hơn và không phù hợp vì thế hiện nay không còn được sử dụng trong ngành chế tác đồng hồ.

KSHDUONG