Vật liệu làm đồng hồ trở thành một trong những yếu tố chủ đạo để cấu tạo nên độ bền của một chiếc đồng hồ, không những vậy, vật liệu càng cao cấp, đắt tiền, có độ bền bỉ càng cao thì sẽ càng làm tăng giá trị của một chiếc đồng hồ lên gấp nhiều lần. Theo dòng thời gian, càng có nhiều loại vật liệu mới được phát minh ra, được áp dụng và thay thế cho những vật liệu cũ, với những ưu điểm cực kỳ hoàn hảo cho sự trường tồn của một cỗ máy thời gian.
VẬT LIỆU LÀM ĐỒNG HỒ – SỰ TRƯỜNG TỒN CỦA THẾ GIỚI THỜI GIAN
Nếu như trong thế giới đồng hồ truyền thống, vàng được xem là vật liệu quý giá và cao cấp nhất, có độ bền bỉ nhất được sử dụng trong chế tác đồng hồ, thì đến thời hiện đại, với việc hàng loạt những vật liệu đồng hồ mới được phát minh ra, bền bỉ hơn, cứng cáp hơn, và rẻ hơn đã dần phổ biến và sử dụng nhiều trong chế tác đồng hồ, mang đến độ bền bỉ thực sự, chống chịu lại mọi tác nhân có thể ăn mòn đồng hồ.
Vật liệu làm đồng hồ là yếu tố chủ đạo tạo nên độ bền
Tham Khảo Những Vật Liệu Đồng Hồ Được Sử Dụng Trong Đồng Hồ Tissot 1853
Cùng tham khảo qua tất cả những loại vật liệu đồng hồ được sử dụng trong thế giới đồng hồ hiện đại, đã khắc phục được nhược điểm của những loại vật liệu cũ, dễ bị ăn mòn theo thời gian, những loại vật liệu mới có thể được biết đến như: thep không gỉ, Ceramic, Titanium, sợi Carbon, PVD, DLC, Vàng, Silicon, những loại chất liệu phổ biến chứ chưa hề nói đến những loại vật liệu làm đồng hồ độc quyền của các hãng sản xuất.
KHÁM PHÁ CÁC LOẠI VẬT LIỆU LÀM ĐỒNG HỒ PHỔ BIẾN HIỆN NAY
STAINLESS STEEL – THÉP KHÔNG GỈ
Thép không gỉ được xem là vật liệu làm đồng hồ phổ biến nhất hiện nay, nổi bật là các loại thép 316L và 904L, cả 2 loại đều là một hợp kim của sắt, cacbon và nhiều thành phần phụ gia để tăng cường các ưu điểm về độ cứng, chống ăn mòn.
Thép không gỉ là chất liệu phổ biến nhất trong thế giới đồng hồ
Ưu Điểm:
– – – Có trọng lượng nhẹ hơn sắt nguyên chất và thép bình thường(bị ăn mòn)
– – – Là loại vật liệu rẻ nhất được sử dụng để chế tác đồng hồ hiện nay.
– – – Có độ cứng rất cao và khả năng chống ăn mòn tốt.
Sử Dụng Cho Mục Đích Khác:
Ngay từ thời điểm phát minh ra thép không gỉ, thì chất liệu này không phải là được sử dụng cho ngành công nghiệp đồng hồ, mà mục đích để phát minh ra chất liệu này để sử dụng trong kiến trúc, xây dụng, cầu đường, chế tạo máy móc oto, hàng không vũ trụ và dụng cụ phẫu thuật.
GỐM SỨ – CERAMIC
Là loại vật liệu đồng hồ đa dụng nhất, có thể sử dụng để chế tác bộ vỏ, dây đeo và nhiều bộ phận khác, có thể biến đổi theo nhiều màu sắc khác nhau. Ceramic hay thường gọi là gốm sứ có nguồn gốc sự nhiên là khoáng chất Zirconia, và kết hợp với nhiều loại phụ gia, được tạo nên bởi quá trình nung đến nhiệt độ cao 1000 độ C.
Ceramic là một chất liệu cao cấp và siêu cứng
Ưu Điểm:
– – – Siêu nhẹ, nhẹ hơn thép nhưng lại cứng hơn thép.
– – – Độ cứng cao, chống xước cực kỳ tốt.
– – – Có thể được sản xuất với nhiều loại màu sắc khác nhau.
Sử Dụng Cho Mục Đích Khác:
Không chỉ là loại vật liệu làm đồng hồ bền bỉ nhất, với ưu điểm quý giá, chất liệu Ceramic được tạo ra để gia công các bộ phận cho động cơ phản lực của máy bay, chịu nhiệt tốt nên được sử dụng để chế tạo các lá chắn nhiệt cho phi thuyền không gian của Nasa.
Kinh Nghiệm Của Một Chuyên Già Về: CÁCH SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ CƠ
HỢP KIM TITAN – TITANIUM
Kim loại Titan nguyên chất là một loại chất liệu khá mềm, tuy dẻo dai, đàn hồi tốt nhưng bề mặt rất dễ bị biến dạng và rất dễ bị xước, vì thế vật liệu hợp kim Titan hay Titanium được phát minh ra để khắc phục nhược điểm dễ bị trầy xước, không bị oxi hóa bề mặt. Hợp kim Titan là Titan được kết hợp với các kim loại khác như sắt, nhôm, vanadi, molypden đế tạo ra hợp chất bền bỉ.
Hợp kim Titan tạo nên độ mạnh mẽ cho đồng hồ
Ưu Điểm:
– – – Là loại kim loại siêu nhẹ, nhẹ hơn 40% so với thép không gỉ.
– – – Chống ăn mòn cực tốt.
– – – Không gây kích ứng da như các loại kim loại khác.
– – – Hợp kim có độ đàn hồi cũng như độ cứng rất cao.
Sử Dụng Cho Mục Đích Khác:
Mục đích được tạo ra không chỉ để làm vật liệu làm đồng hồ, mà hợp kim Titan được sử dụng rộng rãi trong ngành hàng không vũ trụ, vỏ tàu con thoi, tàu chiến hải quân, xe đua oto, ngoài ra còn được sử dụng trong sản xuất các thiết bị y tế và thiết bị thể thao.
SỢI CARBON – CARBON FIBER
Sợi Carbon là một loại vật liệu phi kim, có nguồn gốc từ chất liệu Carbon, được nung đến một nhiệt độ rất cao để hình thành các sợi liên kết, hóa lỏng và được kéo thành sợi. Sợi carbon là loại vật liệu làm đồng hồ không bị ăn mòn theo thời gian, bền bỉ và đàn hồi cực tốt, tuy nhiên sợi carbon được sử dụng khá ít trong chế tác đồng hồ, chủ yếu là mặt số hay viền kính.
Sợi Carbon được sử dụng đê trang trí trên đồng hồ
Ưu Điểm:
– – – Rất bền bỉ, đàn hồi tốt
– – – Sợi carbon rất nhẹ.
– – – Chống ăn mòn tốt theo thời gian.
Sử Dụng Cho Mục Đích Khác:
Mục đích chính để tạo nên vật liệu sợi Carbon không phải để làm vật liệu đồng hồ, mà sợi Carbon là vật liệu phổ biến trong các ngành quân sự, hàng không vũ trụ, thiết bị hàng không, máy bay, và thiết bị y tế.
Điều Gì Đã Tạo Nên Độ Bền Bỉ Của Đồng Hồ Tissot: Chất Liệu Đồng Hồ
VẬT LIỆU MẠ PVD – PHYSICAL VAPOR DEPOSITION (PVD)
Không phải là một loại vật liệu cụ thể mà là một kỹ thuật mạ hiện đại được tất cả hãng đồng hồ sử dụng để mạ vàng cho đồng hồ cao cấp, với chất liệu vàng 14k,18k và 24k. Thép không gỉ sẽ được phủ lên một lớp vật liệu được tạo nên bằng kỹ thuật lắng đọng chân không với vật liệu vàng đang bay hơi, và phủ lên bề mặt kim loại, tạo nên một lớp chất liệu bền bỉ.
Lớp vàng phủ bằng công nghệ PVD tạo nên độ bền bỉ và chống ăn mòn
Ưu Điểm:
– – – Tăng cường độ bền bỉ, độ cứng cho bề mặt.
– – – Giảm ma xát bề mặt khi tiếp xúc.
– – – Chống ăn mòn gần như tuyệt đối với tác nhân bên ngoài.
Sử Dụng Cho Mục Đích Khác:
Không chỉ được sử dụng cho ngành chế tác đồng hồ, mà kỹ thuật PVD còn được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành khác, từ kỹ thuật quân sự, chế tạo bộ phận oto, và hàng không vũ trụ, kỹ thuật này mang đến độ bền bỉ và chống ăn mòn cho mọi bề mặt vật liệu.
VẬT LIỆU MẠ DLC – DIAMOND LIKE CARBON (DLC)
Cũng tương tự như kỹ thuật mạ PVD, nhưng thay vì sử dụng vàng thì lại sử dụng chất liệu carbon, tuy nhiên kỹ thuật phức tạp hơn vì thế thường chỉ được sử dụng cho những mẫu đồng hồ xa xỉ, đắt tiền. Kỹ thuật DLC sẽ phủ một lớp carbon lên bề mặt kim loại mang lại những ưu điểm tính chất tương tư như kim cương.
Màu đen là màu đặc trưng của vật liệu được mạ DLC
Ưu Điểm:
– – – Tạo ra một bề mặt siêu cứng, chỉ kém so với kim cương.
– – – Bền bỉ và chống xước cực tốt, hầu như không thể bị xước.
– – – Chống va đập cực tốt, ma sát thấp vì thế luông bóng sáng.
Sử Dụng Cho Mục Đích Khác:
Không chỉ được sử dụng làm vật liệu làm đồng hồ, mà kỹ thuật mạ DLC còn được sử dụng rộng rãi để chế tạo động cơ moto thể thao hiện đại, xe đua công thức một, thiết bị xe đua NASCAR, thiết bị hàng không vũ trụ.
VÀNG – GOLD
Vàng vẫn là vật liệu làm đồng hồ cao cấp và đắt tiền nhất trong thế giới đồng hồ, nhưng không phải là vàng nguyên chất (vàng 9999) mà là các loại vàng 18k (75% nguyên chất) hay 14k (50% nguyên chất) mới được sử dụng trong ngành chế tác đồng hồ, vì những loại vàng này đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật cho độ bền của một chiếc đồng hồ, phổ biến nhất nhất vẫn là vàng 18k (75% nguyên chất + 25% hợp kim của đồng hồ và bạc).
Vàng vẫn luôn là chất liệu quý giá sang trọng nhất
Các Loại Vàng Được Sử Dụng Hiện Nay:
– – – Vàng Kim – Yellow Gold: đây là các loại vàng có tỉ lệ vàng 18k (75% nguyên chất + 20% bạc và đồng)
– – – Vàng Trắng – White Gold: là loại vàng 18k với 75% vàng nguyên chất kết hợp với bạc và đồng, trong đó bạc chiếm 22.5% và đồng chỉ chiếm 2.75%.
– – – Vàng Hồng – Rose Gold: là loại vàng 18k với 75% vàng nguyên chất và 2.75% bạc và 22.5% đồng, có màu đồng đặc trưng.
CAO SU/CHẤT DẺO – RUBBER/ SILICONE
Cao su hay chất dẻo silicone là loại vật liệu làm đồng hồ phổ biến trong những năm gần đây, đặc biệt từ khi những mẫu đồng hồ G-Shock xuất hiện, với bộ vỏ cao su có độ bền bỉ cao. Cao su hay silicone là một hợp chất bao gồm các chất như silicon, carbon, hydro và oxy, đây là chất liệu có độ dẻo dai, bền bỉ, và đặc biệt rất rẻ tiền.
Cao su la chất liệu rẻ tiền nhất và phổ biến
Ưu Điểm:
– – – Chịu nhiệt tốt, dù là nóng hay lạnh trong phạm vị cho phép.
– – – Chống thấm nước, không bị ăn mòn dù là nước biển mặn.
– – – Có độ bền bỉ cao, chống chịu được với thời tiết khắc nghiệt.
– – – Nhẹ và chắc chắn, mang lại cảm giác thoải mái khi đeo trên tay.
Sử Dụng Cho Mục Đích Khác:
Không chỉ được sử dụng để làm vật liệu làm đồng hồ, cao su hay chất dẻo còn là vật liệu phổ biến nhất trong cuộc sống, rẻ tiền, sử dụng phổ biến để sản xuất tất cả các vật phẩm trong cuộc sống từ trang thiết bị, máy móc đến những thiết bị chuyên ngành như thiết bị y tế, đồ điển tử, máy móc văn phòng, oto…
TTTDUONG