Có lẽ cột mốc năm 1930 là cột mốc quan trọng nhất trong lịch sử phát triển của thương hiệu đồng hồ Tossot đánh dấu cho sự xuất hiện của một chiếc đồng hồ đặc biệt, Tissot antimagnetique watch đồng hồ chống từ tính đầu tiên trên thế giới, và đây cũng là cột mốc đánh dấu cho sự mở đầu của những kỷ nguyên phát triển rực rỡ của thương hiệu Tissot.
Đồng Hồ Tissot Antimagnetique Watch Mở Đầu Một Kỷ Nguyên
Hiện nay, những chiếc đồng hồ kháng từ tính trở thành một điều rất bình thường với công nghệ chế tạo hiện đại, nhưng vào thời điểm từ năm thập niên 30 của thế kỷ 20, thì một chiếc đồng hồ kháng từ tính là cả một công nghệ mà bất cứ thương hiệu đồng hồ nào cũng mong muốn, và Tissot đã làm được điều đó với phiên bản đồng hồ Tissot antimagnetique watch.
Một trong những phiên bản đồng hồ Tissot Antimagnetique Watch
Tin tức liên quan
- Review đồng hồ Tissot Ballade Powermatic 80 COSC từ A-Z
- Review đồng hồ Tissot Couturier Chronograph đầy đủ từ A-Z
- TOP các mẫu đồng hồ Tissot mặt xanh đẹp, chính hãng 100%
Trước thời điểm năm 1930, tại Thụy Sỹ đã có một cuộc chạy đua được xem rầm rộ trong thế giới đồng hồ với sự góp mặt của nhiều hãng đồng hồ lớn từ Vacheron Constantin, Omega đến Tissot và rất nhiều thương hiệu danh tiếng khác, tất cả mục đích là nhằm tìm kiếm khả năng sáng tạo ra một chiếc đồng hồ có khả năng kháng từ tính, tăng khả năng chạy chính xác.
Và thời điểm năm 1930 trở thành vết son chói lọi trong lịch sử phát triển của thương hiệu Tissot, khi mà Tissot trở thành thương hiệu đầu tiên trên thế giới chế tạo thành công chiếc đồng hồ đeo tay có khả năng kháng từ tính, mở đầu cho một kỷ nguyên phát triển rực rỡ của thương hiệu Tissot.
Lý Do Cho Sự Sáng Tạo Đồng Hồ Kháng Từ Tính – Tissot Antimagnetique Watch
Bắt đầu từ đầu thế kỷ 19, những cuộc cách mạng công nghiệp lần lượt bùng nổ tại Châu Âu đã thúc đẩy sự phát triển của tất cả cách ngành nghề, từ công nghiệp nhẹ đến công nghiệp nặng, với sự phát minh ra Điện và động cơ đốt trong đã sáng tạo ra hàng loạt các thiết bị sử dụng điện, trong đó có ngành sản xuất đồng hồ, nhưng đồng thời từ đây cũng cũng phát sinh ra những yếu tố làm ảnh hưởng đến sự hoạt động và độ chính xác của đồng hồ cơ – Từ Tính.
Đồng hồ bỏ túi Tissot Antimagnetique Watch được sản xuất năm 1920
Với tất cả các thiết bị sử dụng điện từ trong các ngành công nghiệp cho đến các thiết bị sử dụng trong gia dình đều phát sinh ra từ tính và việc sử dụng thép không gỉ trong sản xuất bộ máy của đồng hồ đều làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hoạt động cũng như độ chính xác của đồng hồ.
Ngoài ra một lý do quan trọng khác cho sự sai số của đồng hồ, đó chính là từ trường của Trái Đất, việc di chuyển một chiếc đồng hồ từ vùng này sang vùng khác, từ vùng có từ trường mạnh sang vùng có từ trường yếu hơn như từ vùng Xích Đạo có từ trường mạnh nhất đến vùng Nam-Bắc Cực có từ trường yếu sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của đồng hồ.
Những lý do trên là những lý do đã khiến một cuộc chạy đua rầm rộ giữa những hãng sản xuất đồng hồ nhằm tìm kiếm một chiếc đồng hồ không chịu sự ảnh hưởng của từ tính, với sự tham gia của các thương hiệu lớn như Vacheron Constantin, Omega, Tissot và nhiều thương hiệu khác.
Phiên bản đồng hồ Tissot Antimagnetique Watch sản xuất năm 1938
Nguyên Lý Kháng Từ Tính Của Đồng Hồ – Tissot Antimagnetique Watch
Tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên được thành lập để xác định khả năng kháng từ tính của một chiếc đồng hồ là tiêu chuẩn ISO 764 Horology, theo tiêu chuẩn này thì một chiếc đồng hồ được xem là có khả năng kháng từ tính thì phải chịu được từ trường một chiều là 4800 A/h và chiếc đồng hồ này phải có độ chính xác ± 30 giây / ngày vượt qua thời gian quy định trong khi đo thì mới được xem là một chiếc đồng hồ kháng từ tính.
Nguyên lý xây dựng đồng hồ khác từ tính
Nguyên lý thứ nhất: những bộ phận của một bộ máy đồng hồ được làm từ những loại hợp kim không nhạy với sự tác động của từ trường, như thế khi đồng hồ ở gần nơi có từ trường sẽ không bị ảnh hưởng. Một số loại hợp kim được phát minh trong giai đoạn này
- Hợp kim Invar được tạo thành từ các nguyên tố Sắt – Niken – Carbon – Crom
- Hợp kim Glucydur gồm các kim loại như Beryllium – Đồng.
- Hợp kim Nivarox bao gồm các kim loại Sắt – Niken – Chrom – Titan – Beryllium
- Hợp kim Elinvar cũng tương tự như Invar nhưng khả năng kháng từ yếu hơn.
Một bộ máy đồng hồ Tissot Antimagnetique Watch được sản xuất năm 1940
Với mỗi loại hợp kim được sử dụng để chế tạo đồng hồ thì sẽ cho khả năng kháng từ khác nhau, nhưng kể từ năm 1950 thì 2 hợp kim Nivarox và Glucydur được sử dụng chính bởi các hãng sản xuất đồng hồ vì khả năng kháng từ tốt nhất, trong đó có Tissot, và đó cũng là hợp kim được sử dụng để chế tạo đồng hồ Tissot antimagnetique watch.
Nguyên lý thứ 2: đó là tất cả bộ máy cơ trong đồng hồ dù được làm bằng chất liệu nào thì sẽ được đặt bên trong một bộ vỏ được làm từ chất liệu có khả năng dẫn từ cao, có nghĩa là từ trường chị chạy bên trong bộ vỏ mà không ảnh hưởng đến bộ máy (nguyên lý lồng Pharaday), ngoài ra ra bộ máy còn được phủ một lớp sắt mềm để ngăn chặn khả năng hình thành từ trường bên trong bộ máy.
Những chiếc đồng hồ Tissot antimagnetique watch được chế tạo sử dụng một trong 2 nguyên lý này hoặc đồng thời cả 2 nguyên lý để tạo ra một chiếc đồng hồ có khả năng kháng từ tốt nhất.
Bộ máy đồng hồ đeo tay Tissot Antimagnetique Watch được sản xuất vào năm 1945
Tiến Trình Của Việc Tìm Kiếm Đồng Hồ Khác Từ Tính – Tissot Antimagnetique Watch
Việc nghiên cứu đồng hồ kháng từ tính bắt đầu từ năm 1846 và được thực hiện đầu tiên bởi hãng sản xuất đồng hồ Vacheron Constantin với những cuộc thử nghiệm nhằm tìm kiếm tính năng chống từ tính cho đồng hồ.
Năm 1896 nhà khoa học Charles Edouard Guillaume phát hiện ra hợp kim Invar và cũng nhờ hợp kim này ông đã giành giải Nobel Vật Lý và sau đó ông tiếp tục phát minh ra hợp kim khác – Elinvar, đây là những loại hợp kim đầu tiên có khả năng chống từ tính.
Phiên bản đồng hồ chống từ tính đầu tiên là đồng hồ quả lắc được nghiên cứu và sản xuất bởi hãng Vachenron Constantin vào năm 1915, nhưng hãng sản xuất chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên có khả năng kháng từ tính lại là Tissot với những phiên bản Tissot antimagnetique watch.
Phiên bản đồng hồ Tissot Antimagnetique Watch sản xuất vào năm 1949
Nối Tiếp Sự Thành Công Của Đồng Hồ Tissot Antimagnetique Watch
Từ khi những chiếc đồng hồ Tissot antimagnetique watch kháng từ tính xuất hiện đã thu hút và rất được ưa chuộng đặc biệt là những người tiếp xúc thường xuyên với môi trường điện từ cao đã khiến các hãng đồng hồ tiếp tục nghiên cứu và giới thiệu những chiếc đồng hồ có khả năng kháng từ mạnh hơn nữa.
- Năm 1989 hãng đồng hồ IWC đã tạo ra phiên bản Ingenieur Reference 3508 có khả năng kháng từ cực mạnh lên đến 500.000 A/m.
- Đồng hồ Rolex Milgauss được giới thiệu vào năm 1954 với khả năng kháng từ lên đến 1000 gauss, phù hợp với những người làm việc trong môi trường hạt nhân, máy bay và những thiết bị y tế có từ trường mạnh.
- Phiên bản Seamaster Omega Anti-Magnetic được giới thiệu vào năm 2013 với khả năng kháng từ lên đến 1.5 Tesla (15.000 gauss) một giới hạn mà hiện nay chưa có hãng đồng hồ nào vượt qua.
Phiên bản đồng hồ Tissot Antimagnetique Watch sản xuất vào năm 1950
Có thể nói những phiên bản Tissot antimagnetique watch chính là sự mở đầu cho hàng loạt những mẫu đồng hồ cơ có khả năng kháng từ hiện nay, và cũng chính điều này đã trở thành một cột mốc vô cùng quan trọng cho sự phát triển của hãng đồng hồ Tissot cho đến tận bây giờ.
Tin tức liên quan
- Review đồng hồ Tissot T-Wave có gì đặc biệt, giá bao nhiêu?
- Cách đo size đồng hồ, chọn size đồng hồ nam, nữ chuẩn xác
- 10 mẫu đồng hồ lặn Seiko huyền thoại, vang danh thế giới
AZIDUONG